Đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non
Trẻ ở giai đoạn mầm non sự phát triển tâm lý của trẻ có sự thay đổi do lần đầu được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trẻ còn có nhiều điều bỡ ngỡ, lạ lẫm. Để giúp cho sự phát triển của trẻ tốt nhất, các trường mầm non quốc tế đã giúp cha mẹ liệt kê ra những đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ
Trước khi tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý của trẻ, các trường mầm non quốc tế muốn cha mẹ hiểu rõ hơn về những yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của trẻ. Sự phát triển tâm lý của trẻ sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như ảnh hưởng bởi nền văn hóa. Đối với mỗi nền văn hóa khác nhau sẽ có tác động ảnh hưởng tới suy nghĩ, tâm lý khác nhua của bé. Ví dụ như đặc điểm nền văn hóa của trẻ em phương Tây là tính cá nhân, các bé ở đây thường rất thẳng thắn trong việc bày tỏ quan điểm của mình.
Tâm lý các bé cũng sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự các hoạt động, và tính di truyền. Các hoạt động thường ngày bé tham gia vào sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bé. Bé sẽ trở lên hòa đồng vui vẻ với các bạn hơn nếu hàng ngày bé được vui chơi với bạn bè. Ngược lại, nếu bé cứ luôn ở nhà một mình, chỉ có thể chơi với các đồ chơi, đồ vật trong nhà thôi, sẽ dẫn đến việc bé rất khó hòa nhập với các bạn bè khi ở trường. Tâm lý của trẻ cũng mang tính di truyền. Nếu như cha mẹ của bé ít nói, cũng có thể dẫn đến việc bé cũng trở lên là một đứa trẻ ít nói, nhút nhát giống cha mẹ bé.
Bên cạnh đó, tâm lý của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi cả cách chúng ta giáo dục trẻ hàng ngày nữa. Nếu chúng ta giáo dục trẻ tốt, trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ tốt và ngược lại. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các trường mầm non quốc tế muốn nhấn mạnh đến cho các bậc phụ huynh.
2. Các biểu hiện tâm lý của trẻ
a. Học hỏi kỹ năng giao tiếp
Trẻ ở lứa tuổi mầm non bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trẻ lần đầu được biết cách giao tiếp với mọi người. Giai đoạn này trẻ sẽ thường rất hay để ý và quan sát đến cách các bạn nhỏ của mình, các giáo viên, cha mẹ… giao tiếp hàng ngày và học hỏi theo.
Do vậy, cha mẹ và thầy cô của bé cần phải hết sức chú ý tới lời nói của bản thân cùng những hành vi của mình mỗi ngày trong các tình huống giao tiếp, tránh nói những lời lẽ thiếu lịch sự, tế nhị trước mặt bé vì bé sẽ học theo điều đó.
b. Tâm lý sợ đi học
Đối với trẻ em việc đi học có thể sẽ rất thú vị nếu ở trường trẻ có bạn bè, thầy cô quan tâm, chơi cùng, hoặc ở trường có điều gì đó tạo hứng thú cho bé. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ sợ việc tới trường. Các cha mẹ cần chú ý khi trẻ có những biểu hiện như đau bụng mỗi khi sắp tới trường, nhưng khi bạn cho bé nghỉ học thì bé lại không còn đau bụng nữa. Hoặc trẻ có biểu hiện rõ ràng hơn là khóc khi phải tới trường.
Trong trường hợp này bạn cần phải chú ý hỏi han, quan tâm tới bé nhiều hơn. Bạn nên thường xuyên ở bên con, hỏi con lý do vì sao con không thích trường học. Bởi có thể lý do là do ở trường bé bị bắt nạt, bé bị giáo viên trách mắng… Bạn nên hỏi bé để có biện pháp xử lý thích hợp và can thiệp kịp thời.
Thời gian học mầm non là thời điểm mà trẻ lần đầu tiên được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tự mình rời xa vòng tay của bố mẹ và hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy mà cha mẹ lại càng phải nên tìm hiểu thật kỹ để chọn cho bé trường mầm non tốt nhất. Bạn cũng nên quan tâm thật kỹ những biểu hiện của trẻ. Để có thể giúp trẻ tạo ra khoảng thời gian vui vẻ nhất khi trẻ ở trường mầm non.
c. Trẻ tò mò với mọi thứ
Trẻ mầm non cũng thường rất hay tò mò và ham thích việc khám phá thế giới xung quanh bé, trẻ cũng sẽ thường xuyên hỏi ba mẹ những thắc mắc về mọi thứ xung quanh bé. Trong giai đoạn này, nếu cha mẹ tinh ý sẽ có thể nắm bắt được tâm lý của con, đồng thời đưa ra định hướng cho trẻ góp phần hình thành tâm lý tích cực cho trẻ.
Bạn cũng nên thường xuyên chú ý, và để những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé tránh xa khỏi tầm tay của bé, bởi trẻ mầm non còn rất ngây thơ. Các em chưa nhận thức được các mối nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh mình, và do còn tò mò về mọi thứ nên các em thường hay cầm nó lên, nếm và ăn thử. Nếu bạn không cẩn thận, có thể sẽ vô tình để cho bé nuốt phải những đồ vật nguy hiểm, không tiêu hóa được, và gây nên những hậu quả đáng tiếc cho bé.
d. Trẻ muốn được yêu thương
Ở giai đoạn mầm non, trẻ thường rất thích thú nếu được cha mẹ và mọi người khen ngợi. Khi đó trẻ sẽ hiểu là mình đang làm tốt và sẽ tiếp tục phát huy điều đó. Đối với những hành động trẻ làm sai, bạn cũng đừng nên có thái độ cáu gắt với trẻ, vì như vậy có thể sẽ dẫn đến việc trẻ tỏ ra không nghe lời nữa, hoặc sẽ tiếp tục hành động như vậy. Bạn nên dùng lời lẽ từ tốn, dịu dàng để giải thích cho trẻ hiểu hành động đó là sai và trẻ cần phải làm như thế nào mới đúng.
0 Comments