June 22, 2022 0 Comments Giáo Dục

Vai trò của kỹ năng sống trong giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non đóng vai trò nền tảng trong quá trình xây dựng cuộc sống tương lai của trẻ. Ở độ tuổi này, hầu hết mọi sự giáo dục chú trọng vào rèn luyện kỹ năng sống tạo cơ hội cho trẻ tự lập, phát triển sự tự tin và giúp trẻ nâng cao hình ảnh bản thân về lâu dài. Việc dạy trẻ một số kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về nhận thức, thể chất cũng như tinh thần. Dưới đây là những kĩ năng sống cần thiết trang bị cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát triển một cách tự tin và lành mạnh.

Kỹ năng sống là gì?

Kỹ năng sống là những kỹ năng cần thiết hoặc hữu ích để quản lý cuộc sống hàng ngày của một người. Chúng có thể có được thông qua học tập hoặc thông qua trải nghiệm thực tế. Chúng bao gồm các khả năng tinh thần như khả năng phục hồi, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định; khả năng xã hội như giao tiếp và hợp tác và các khả năng thể chất như bơi lội, đi xe đạp và lái xe.

Kỹ năng sống là cực kỳ quan trọng đối với trẻ mầm non

Kỹ năng sống là cực kỳ quan trọng đối với trẻ mầm non

1. Tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện là cần thiết để trẻ học cách chấp nhận rủi ro và ra quyết định hiệu quả. Trẻ sẽ học cách cân nhắc thông tin mà chúng nhận được và kiểm tra các trường hợp giả định trong đầu trước khi đưa ra quyết định hoặc cam kết. Tư duy phản biện phát triển thông qua các hoạt động đóng kịch, học tập hợp tác, các dự án làm nhóm và khám phá hoạt động thể chất ngoài trời. Trong quá trình thử nghiệm các ý tưởng, mắc lỗi sai và sửa chữa để thử lại là rất quan trọng để học các kỹ năng tư duy phản biện.

2. Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp bao gồm hai chiều một là khi trẻ học cách thể hiện suy nghĩ của chính mình với người khác hai là trẻ hiểu được những gì người khác truyền đạt với trẻ. Hãy dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe trẻ hàng ngày với sự chú ý hoàn toàn sẽ tạo điều kiện cho con bạn phát triển khả năng giao tiếp. Theo thời gian, một đứa trẻ sẽ học được cách cách diễn đặt đúng, không chỉ hiểu nghĩa của từ mà còn hiểu nhiều lớp nghĩa khác nhau về một từ đó. Ngoài ra thì trẻ còn có sự nhận dạng tốt thông qua giọng điệu và nét mặt.

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ

3. Tập trung và kiểm soát bản thân

Hãy rèn luyện cho con bạn khả năng tập trung bằng cách thông qua các hoạt động yên tĩnh, xây dựng thói quen hàng ngày cho con như đọc sách, làm các hoạt động cùng nhau, khuyến khích trẻ tỉ mỉ, tập trung và hoàn thành các công việc đòi hỏi sự tập trung. Điều này cũng có thể được thực hiện tốt trong môi trường giáo dục mầm non.

4. Tiếp nhận quan điểm

Dạy trẻ tò mò về cảm xúc và quan điểm của người khác sẽ khuyến khích lòng tốt và lòng trắc ẩn sau này của trẻ khi lớn lên. Điều này sẽ nâng cao kỹ năng sống trong giáo dục mầm non. Ngoài ra, đặt câu hỏi cho trẻ về thế giới xung quanh như biểu cảm, động cơ và cảm xúc của mọi người khuyến khích trẻ nêu ra suy nghĩ cá nhân của trẻ, từ đó giúp trẻ xây dựng thế giới quan đúng đắn.

Tò mò sẽ thúc đẩy sự khám phá của trẻ

Tò mò sẽ thúc đẩy sự khám phá của trẻ

5. Phân loại trải nghiệm

Trẻ sơ sinh bắt đầu phân loại mọi thứ thành các loại ngay từ những tháng đầu đời. Thông qua quá trình phân loại các đối tượng và trải nghiệm theo những điểm giống và khác nhau trẻ sẽ bắt đầu hình thành nhận thức về thế giới xung quanh. Ngoài ra, trẻ nhỏ kết nối thông qua các hoạt động phân loại đơn giản hạn như “giặt” đi với “ủi” hoặc “rửa” đi chung với “chén”, cũng như các kết nối trừu tượng hơn như “bức tranh này gợi cho bạn về điều gì?”

6. Chấp nhận những thách thức

Thuật ngữ “khả năng phục hồi” và “tư duy phát triển” đang phổ biến trong giới giáo dục mầm non ngày nay. Khả năng phục hồi là dạy cho trẻ cách vượt qua sự thất vọng hiện tại với niềm tin rằng làm việc chăm chỉ hơn nữa trong tương lai thì mình có thể chinh phục được. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn nhưng đồng thời cũng cho phép những rủi ro và thất vọng đến với trẻ để trẻ có cơ hội thử thách bản thân và học được rằng rủi ro và sự kiên trì sẽ được đền đáp.

>>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục tiểu học giúp trẻ phát triển các kỹ năng


Share: