Kinh nghiệm học tiếng anh cho người mới bắt đầu
Đối với những bạn còn mò mẫn học tiếng Anh mà không giỏi, học hoài mà vẫn không tự tin giao tiếp thì lỗi là do đâu? Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lỗi mà các bạn hay mắc phải. Biết thêm những kinh nghiệm để bắt đầu một kế hoạch học tiếng Anh đúng đắn và nhanh chóng giỏi hơn.
1. Vấn đề về học từ vựng
Học tiếng Anh cốt lõi vẫn là để đọc hiểu và giao tiếp được. Tuy nhiên, ngoài chuyện học phát âm thì từ vựng là yếu tố quyết định đến 80% nội dung bạn có thể nghe – nói – đọc – viết.
Tuy nhiên, một trong những lỗi phổ biến mà người Việt mắc phải khi học từ vựng đó là học từ rời rạc, không có hệ thống rõ ràng. Do đó, bạn sẽ khó thể hình dung được từ vựng đó được dùng vào trường hợp nào, cách dùng ra sao.
Học từ vựng bằng phương pháp sơ đồ tư duy để gia tăng sự liên kết
Vậy nên, khi học từ vựng, bạn nên đặt trong một ngữ cảnh, trường hợp cụ thể để học được luôn một cụm từ, một câu. Cách học này sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ dễ dàng. Đồng thời biết cách sử dụng vào hoàn cảnh nào cho hợp lý.
2. Thói quen xấu: Dịch từng từ để hiểu nghĩa
Sự liên kết là một điều quan trọng mà không phải người học tiếng Anh nào cũng có thể thực hiện tốt. Rút kinh nghiệm với cách học tiếng Anh từng từ, khi muốn hiểu nghĩa bạn tránh việc dịch từng từ (word-by-word). Đây chính là thói quen xấu mà rất nhiều người khi học tiếng Anh dễ mắc phải.
Không tạo thói quen dịch từng từ
Nếu dịch từng từ, bạn sẽ gặp phải tình huống xử lý thông tin chậm, không theo kịp tốc độ nói của đối phương. Nếu nói thật ra thì cách học này như đang biên dịch chứ không phải là bạn đang học tiếng Anh. Do đó, để hiểu được nghĩa của câu, bạn nên dựa và ngữ cảnh để hiểu được ý chính của câu, có thể tập trung vào từ khóa để xác định. Trong trường hợp bạn thấy có quá nhiều từ vựng không hiểu, hãy tiến hành tra nghĩa cả câu thay vì từng từ.
3. Làm sao để nói được Tiếng Anh?
Ban đầu, khi mới học tiếng Anh ai cũng nóng vội muốn mình thật nhanh giao tiếp được với người nước ngoài. Tuy nhiên, bước đầu khi bắt đầu luôn có nhiều khó khăn, việc “dục tốc” sẽ “bất đạt”. Chưa kể, tâm lý của người mới học tiếng Anh sẽ có phần e ngại, tránh né việc nói lớn nên khó lòng biết được lỗi sai.
Bạn không nên biện hộ cho bản thân bằng câu: “I don’t speak English”, mà hãy sử dụng bằng câu: “I am learning English”, “I know a little English”. Như vậy, người đối diện sẽ hiểu và thông cảm cho bạn. Đừng sợ sai, hãy tự tin dám sai nhiều để nhanh đúng. Không ai sinh ra đã tự nhiên tài giỏi. Sự tài năng đều phụ thuộc vào thời gian và công sức mà bạn bỏ ra để luyện tập.
4. Có một quyển sổ ghi chép khi học tiếng Anh
Quá trình học tập ngoại ngữ, bạn nên chuẩn bị cho mình một quyển sổ yêu thích để có thể ghi chép lại những cụm từ quan trọng, có ý nghĩa. Để dễ dàng theo dõi, tìm hiểu và luyện tập thêm.
Có ít nhất một quyển sổ ghi chép
Chú ý quá trình ghi chép không nên ghi những từ rời rạc. Bạn hãy ghi chú “cụm từ” thay vì từng từ đơn lẻ để tạo nên tính liên kết khi học tập bạn nhé!
5. Tuân theo quan điểm: “C-H-U-Ẩ-N” trong mọi kỹ năng
Hãy thử tưởng tượng một đứa bé nếu ngay từ nhỏ chúng nói sai, nói chớt, nói ngộng thì mai sau lớn lên, thói quen vẫn không thể sửa được thì liệu rằng phải mất bao lâu để có nói “tròn vành rõ chữ”. Do đó, ngay từ khi mới bắt đầu, hãy bình tĩnh, từ từ tập nói đúng, phát âm chuẩn. Còn việc nói hay không lại phụ thuộc ngữ điệu, tông giọng nên sau này bạn có thể rèn luyện thêm, điều chỉnh và nâng cao dần dần.
Hãy nhớ một điều rằng bạn nên đúng càng sớm càng tốt, thay vì nghĩ đến chuyện sai ở đâu thì sửa. Đôi khi, vấn đề sai lâu quá sẽ biến thành thói quen và lúc đó chuyện sữa lỗi không còn đơn giản nữa. Lúc đó bạn buộc phải thay đổi cả một thói quen.
6. Thái độ của bạn khi bắt tay vào học tiếng Anh
Cuối cùng, hãy đặt cho mình một mục tiêu để chỉ dẫn cho mình đích đến cụ thể. Tại sao mục tiêu lại có sức mạnh to lớn? Đơn giản là vì nếu bạn học mà không biết mình muốn gì, cần phải đạt được điều gì. Lúc đó, việc học sẽ kéo dài mãi mãi không có điểm dừng, không biết bản thân mình đang ở mức nào để tiếp tục cố gắng, phấn đấu. Chưa kể, khi không có mục tiêu bạn sẽ chóng chán nản, tìm cớ trì hoãn việc học.
Có mục tiêu học tập rõ ràng
Hãy đưa ra những mục tiêu tạp động lực lớn cho bản thân như đi du lịch ra nước ngoài, đi du học, vào làm ở những công ty, tập đoàn lớn.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về một số lỗi và kinh nghiệm khi học tiếng Anh. Hy vọng bạn đọc sẽ rút ra được một số mẹo nhỏ để có được kế hoạch, phương pháp học tập đúng đắn cho mình. Chúc bạn thành công!
>>>> Xem thêm: Tổng hợp địa chỉ học tiếng anh cho người lớn ở Hà Nội